Giới thiệu website
 


Tạp chí Xưa & Nay
Tòa soạn: 25 Tông Đản - Hà Nội
Tel/Fax: 04.8256588
Email: tapchixuavanay@yahoo.com
VP đại diện phía Nam: 181 Đề Thám, Q. I, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08.8385117-Fax: 08.8385126
Email: xuanay@hcm.fpt.vn
Chủ nhiệm: Phạm Mai Hùng
TBT: Dương Trung Quốc
P.TBT: Đào Hùng, Nguyễn Hạnh



Tìm kiếm

  Tìm kiếm trên website
  Tìm kiếm trên google


 


  Liên kết website


  Thông tin website
² Chủ nhật, 26/10/2008
² Số truy cập:76283
  ² Đang online: 25
 

Quảng cáo


 
Kiến thức lịch sử
 
 
Gợi ý làm bài thi môn Lịch sử

Gợi ý làm bài của PGS.TS Phạm Xanh, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Câu I (2,5 điểm)

Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 – 1945.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng (9-1939)
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945)


Câu II (2,5 điểm)

Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những năm 1946-1947.

 
Câu III (3,0 điểm)

Cuối năm 1974 – mùa Xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam?

 
PHẦN RIÊNG ­– Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV. b

Câu IV.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (2,0 điểm)
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu IV.b. Theo chương trình phân ban (2,0 điểm).
Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

 Gợi ý làm bài

Câu I: Theo tôi đây là câu rất thú vị.

 - Tuy nhiên thí sinh phải nói được sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra 1/9/1939.

 Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (9-1939)

+ Bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương phát xít hoá, thủ tiêu toàn bộ những thành quả mà chúng ta đã giành được trong những

năm 1936-1939, chúng đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.

+ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939) đề ra chủ trương, đường lối cho cách mạng Việt Nam thể hiện trong nghị quyết:

- Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc và phát xít.

- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay khẩu hiệu “chính quyền công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hoà dân chủ Đông Dương”.

- Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

 -Chuyển công tác Đảng về nông thôn. Hội nghị TW lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng ta.

Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945)

-Ngay khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh ngày 24/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc và thành lập Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc, Uỷ ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1, hạ lệnh khởi nghĩa.

+ Ngày 16/8/1945 Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa thông qua mười chính sách của Việt Minh, thành lập

Uỷ Ban dân tộc giải phóng Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc ca.

+ Chiều ngày 16/8 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

Câu II: Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946?

 - Phía Pháp: Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9, nhưng do dã tâm xâm lược nên thực dân Pháp tăng cường các hành động khiêu khích chống phá ta. 

 Chúng gây xung đột với ta ở Hải Phòng và ngày 27/11/1946 đánh chiếm thành phố Hải Phòng, từ đầu tháng 12 chúng gây xung đột với công an và tự vệ của ta ở Hà Nội. Ngày 17/12 chúng bắn đại bác vào phố hàng Bún và chiếm trụ sở Bộ Tài chính.

 - Phía ta:  Nghiêm chỉnh thi hành những điều đã ký, đồng thời tranh thủ thời gian hoà hoãn nhằm chuẩn bị lực lượng sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu sẽ không tránh khỏi.

- Khi sự khiêu khích của thực dân Pháp đã đến độ tột cùng, đã vượt qua giới hạn chịu đựng của nhân dân ta, nhân dân ta phải lựa chọn con đường đứng dậy cầm súng để bảo vệ độc lập dân tộc. Cuộc kháng chiến trên toàn quốc bùng nổ.

 +Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những năm 1946-1947.

- Tiêu thổ kháng chiến để chặn bước tiến của kẻ thù.

- Phá tan tấn công mùa xuân năm 1947 của thực dân Pháp lên Việt Bắc nhằm bảo vệ căn cứ địa kháng chiến và cơ quan đầu não cuộc kháng chiến của ta. Đập tan chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của giặc.

Câu III: Cuối năm 1974 – mùa Xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam?

- Sau Hiệp định Paris, Mỹ và quân chư hầu phải rút ra khỏi miền Nam (ngày 29/3/1973).

 Mỹ đã rút nhưng Nguỵ: Tổng thống Thiệu vẫn hò hét chiến tranh, xua quân đi càn quét lấn chiếm. Tình hình đó buộc ta phải đánh trả.

- Sau hai năm chuẩn bị, cuối năm 1974 đầu 1975  tương quan lực lượng giữa địch và ta đã có sự thay đổi nhiều. Mỹ rút Ngụy trở nên cô lập, trong khi bộ đội miền Bắc vẫn ở lại miền Nam. Vùng tạm chiến của ngụy bị thu hẹp dần. Vùng giải phóng của ta được mở rộng ra. Viện trợ của Mỹ cho Thiệu bị cắt giảm. Ta đã kkhẳng định được thế và lực.

 - Trước thời cơ chiến lược mới, Đảng ta đã mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trước đó, dù kế hoạch giải phóng miền Nam được thực hiện trong hai năm (1975-1976), nhưng Bộ Chính trị vẫn chỉ rõ: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm1975 thì giải phóng trong năm 1975.

Xuất hiện những điều kiện thúc đẩy giải phóng miền Nam vào mùa Xuân 1975:

 - Ngày 6/1/1975 quân và dân ta ở miền Nam đã giái phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.

- Phước Long thất thủ, Nguyễn Văn Thiệu điên cuồng, nhưng không dám đưa quân ứng cứu.

 - Mỹ doạ can thiệp trở lại, nhưng không dám thực hịên.

- Phản ứng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước thất thủ Phước Long, chứng tỏ rõ địch đã suy yếu rất nhiều.

-Do đó Bộ Chính trị quyết định: Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

- Mở màn là chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975) khiến địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, tiếp đó là thắng lợi tại Huế- Đà Nẵng và giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung.

  - Bộ Chính trị quyết định “giải phóng hoàn toàn miền Nam thật nhanh, trước mùa xuân 1975.

 Câu IV.a. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Sự ra đời:

+ Lãnh Tụ Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản điều động về Quảng Châu, Trung Quốc hoạt động, vừa giúp Quốc tế Cộng sản  một số công việc ở đây, vừa tiếp tục chuẩn bị về lý luận và tổ chức thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương

+ Ngày 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trong một bầu không khí chính trị thuận lợi.

+ Tại đây rất nhiều người yêu nước Việt Nam đang hoạt động,  đặc biệt là những thanh niên trí thức yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã

 + Sau khi tìm hiểu, tuyên truyền đường lối cho lớp thanh niên yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức chính trị mang tên “Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (tháng 6/1925), chuẩn bị thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

 - Hoạt động:

 Mở các lớp huấn luyện chính trị, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng.

+ Xuất bản báo chí (báo Thanh Niên), sách (Đường cách mạng).

 + Những người được huấn luyện trở về nước tuyên truyền và xây dựng tổ chức trong nước.

 + Đầu năm 1926 Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã xây dựng một hệ thống tổ chức trên cả nước đặc biệt là những trung tâm chính trị kinh tế của đất nước như Hà Nội- Vinh- Sài Gòn.

+ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên được thực hiện chủ trương “vô sản hoá” phong trào này góp phần kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 Câu IV.b.Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng

 Sự ra đời:

 + Bối cảnh lịch sử:

- Sự phát triển cách mạng của ta trong phong trào dân chủ trong những năm 1925-1926 đặc biệt là Nam Đồng Thưa Xã, một nhà xuất bản sách do Phạm Tuấn Tài lãnh đạo, như một tổ chức tiền thân.

 - Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên và Hội Phục Việt-Hưng Nam.

 - Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hội, và chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.

- 25/12/1927 Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập, lãnh đạo là Nguyễn Thái Học, Đảng này là một chính Đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhằm mục đích đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua thành lập dân quyền.

- Hoạt Động

 + Từ khi ra đời tháng 2/1929 Việt Nam Quốc Dân Đảng bí mật kết nạp đảng viên xây dựng hệ thống khắc vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ

+ Tháng 2/929 khi thấy đảng viên đã đông, tổ chức khá vững mạnh, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thực hiện những cuộc ám sát cá nhân để kích động phong trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc ám sát tên mộ phu Ba -Zanh vào ngày 9/2/1929 tại Hà Nội.

Vì những vụ ám sát đó, thực dân Pháp quyết định tiến công tiêu diệt Quốc Dân Đảng.

- Đứng trước tình hình nguy hiểm đó, Việt Nam Quốc Đân Đảng chủ trương khởi nghĩa dù “không thành công cũng thành nhân”.

 - Khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, nhưng tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đây là thất bại của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Theo: Lê Thanh (VTC.vn) 

 


Hoàng Xuân Hãn
1908 / 1996








Copyright  © 2007 VAHS -  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Người chịu trách nhiệm chính: Dương Trung Quốc
Giấy phép số 327/GP-BC của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 30/7/2007
Địa chỉ: 25 Tông Đản - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Tel: 04. 9350736; Fax: 04. 8256588;
Email:  thanhxuanay@yahoo.com.vn ;  Website: http://hoisuhoc.vn