Giới thiệu website
 


Tạp chí Xưa & Nay
Tòa soạn: 25 Tông Đản - Hà Nội
Tel/Fax: 04.8256588
Email: tapchixuavanay@yahoo.com
VP đại diện phía Nam: 181 Đề Thám, Q. I, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08.8385117-Fax: 08.8385126
Email: xuanay@hcm.fpt.vn
Chủ nhiệm: Phạm Mai Hùng
TBT: Dương Trung Quốc
P.TBT: Đào Hùng, Nguyễn Hạnh



Tìm kiếm

  Tìm kiếm trên website
  Tìm kiếm trên google


 


  Liên kết website


  Thông tin website
² Thứ Năm, 18/9/2008
² Số truy cập:64548
  ² Đang online: 23
 

Quảng cáo


Thông tin sự kiện

Ngày 15-12.1910: Chiếc máy bay đầu tiên cất cánh từ châu Á do phi công người Bỉ Van Den Born điều khiển.

 

Sài Gòn, nơi cất cánh của  một chiếc máy bay đầu tiên ở châu Á ?

       Trong sách “Biên niên sử Hàng không” (Chronique de l’Aviation), sự kiện đầu tiên có liên quan đến khu vực châu Á là việc nam tước Narahara đã thực hiện một cuộc bay  tại Nhật Bản đạt tới độ cao 60 m bằng một máy bay hai cánh với một động cơ  60 mã lực diễn ra ngày 5-5-1911 và sau đó 5 tháng (ngày 25-10) đại úy Tokugawa đã điều khiển một chiếc máy bay do chính Nhật Bản chế tạo (Kai-1) có một động cơ 50 mã lực.


      Tuy trong cuốn sách đồ sộ này hầu như không có sự kiện nào được ghi nhận ở Việt Nam nhưng có nhiều sử liệu đã xác nhận rằng ngay vào cuối năm 1910 tại Sài Gòn đã diễn ra một cuộc trình diễn máy bay và một chiếc Farman 2 (một loại máy bay được coi là tiên tiến và phổ biến nhất vào thời đó) đã cất cánh từ Trường đua ngựa Phú Thọ vào ngày 15-12-1910 !

       Những tài liệu liên quan đến sự kiện này do một vị Việt Kiều khai thác được trong lưu trữ và thư viện của Thủ đô Bruxelles của nước Bỉ bởi một lẽ đơn giản là người thực hiện cuộc trình diễn này là một phi công quê ở thành phố Liège.

      Viên phi công đó có tên là Van Den Born sinh năm 1874, bố là người Bỉ và mẹ là người Pháp. Mặc dù cha của ông là người đam mê thi ca và âm nhạc nhưng ông lại sớm say mê với các môn thể thao. Từng là một cua rơ xe đạp cừ khôi khi 17 tuổi đã dành chức vô địch cuộc thi trên chảo đua ở Paris (1891) rồi tiếp đó đã tham gia nhiều giải đua lớn ở Australia và Nam Mỹ…

    Tháng 12-1903 với những chuyến bay của anh em nhà Wright ở Hoa Kỳ, kỷ nguyên của máy bay  đã mở ra một chân trời mới cho loài người. Nhưng trước khi nói trở thành một phương tiên giao thông vận tải đắc dụng thì máy bay là một trò chơi thể thao mới mẻ và vô cùng hấp dẫn.  Van Den Born đến với môn thể thao này khi ông đã 35 tuổi với lần cất cánh đầu tiên diễn ra ngày 31-12-1909.

   Niềm say mê bay đã khiến ông trở thành 1 trong 100 phi công đầu tiên được cấp bằng nhà nghề.  Vào thời điểm ấy, một trào lưu quảng bá máy bay được diễn ra trên toàn cầu. Các phi công từ châu Âu và Hoa Kỳ toả đi khắp thế giới để trình diễn và giới thiệu thành tựu chinh phục bàu trời của con người và một môn thể thao mới mẻ.

     Cuối năm 1911, Van Den Born, cùng vợ và một viên thợ máy với một chiếc máy bay kiểu Farman 2 đã xuống tàu thuỷ từ bến cảng Marseilles (Pháp) lên đường đi tới vùng Viễn Đông. Theo dự kiến ban đầu, ông sẽ đưa chiếc máy bay của mình đến Singapore. Nhưng chính trên hành trình này,  Van Den Born ngẫu nhiên gặp con gái của Toàn quyền Đông Dương Koblukovsky đã khiến viên phi công người Bỉ thay đổi y định và đưa chiếc máy bay của mình cập bến Sài Gòn.

    Được người đứng đầu bộ máy cai trị của xứ Đông Dương nhiệt tình hỗ trợ, Van Den Born đã tổ chức “Đại tuần lễ Hàng không tại Nam Kỳ”(Grande semaine d’ Aviation) diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 8 đến 18-10-1910. Tại cuộc tập hợp được ghi nhận là lần đầu tiên ở châu á, những thành viên cổ vũ cho hàng không đã đựơc thành lập. Tiếp đó từ 7 đến 18-12-1910, một cuộc trưng bày và trình diễn máy bay đã được tổ chức tại Truờng đua ngựa Phú Thọ. Và cao trào của tuần lễ này là sự kiện Van Den Born trình diễn bay trên chiếc Farman 2 diễn ra vào ngày 15-12-1910 trước sự chứng kiến của 150.000 người .

    Ngay vào thời điểm đó, dư luận đã ghi nhận đây là một cuộc cất cánh đầu tiên của máy bay được thực hiện ở châu á . Bởi lẽ, đầu tháng 1-1911, Van Den Born mới đưa chiếc Farman của mình sang trình diễn ở Bangkok (Siam-Thái Lan) và đến tháng 3 năm đó,một tuần hàng không mới được tổ chức tại Honkong lúc đó đang làmột nhượng địa của Anh trên lãnh thổ Trung Quốc.

   Cần nói thêm rằng, Van Den Born không chỉ dành cho thành phố Sài Gòn cái vinh dự là “cái nôi” của hàng không ở châu á mà ông còn yêu qúy thành phố này đến mức đã gắn bó cả cuộc đời của mình ở đây. Chỉ trừ những năm diễn ra Thế chiến I (1914-1918) Van Den Born phải trở về Bỉ làm nghĩa vụ quân sự, còn tất cả thời gian còn lại cho đến gần cuối đời ông sống như một “công dân Sài Gòn”. Và tài liệu còn cho biết Van Den Born là người có nhiều đóng góp trong việc truyền bá nhiều môn thể thao của phương Tây vào Viêt Nam như đua xe đạp, boxing, đấu kiếm v.v…

     Chỉ vài năm nữa (2010) là tròn 100 năm sự kiện chiếc máy bay Farman cất cánh từ sân đua Phú Thọ. Cho dù có phải là sự kiện đầu tiên hay không thì đó cũng là một sự kiện có y nghĩa làm tăng thêm”thương hiệu”của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của ngành Hàng không Việt Nam đang trên đường hội nhập, điểm đến và phương tiện của nhiều du khách trong đó có những người đến từ Bỉ, quê hương của Van Den Born.

Duơng Trung Quốc

 


Hoàng Xuân Hãn
1908 / 1996








Copyright  © 2007 VAHS -  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Người chịu trách nhiệm chính: Dương Trung Quốc
Giấy phép số 327/GP-BC của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 30/7/2007
Địa chỉ: 25 Tông Đản - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Tel: 04. 9350736; Fax: 04. 8256588;
Email:  thanhxuanay@yahoo.com.vn ;  Website: http://hoisuhoc.vn